So sánh một số từ cùng gốc Ngữ_chi_Việt

Tài liệu tiếng Rục, Thavưng và Thổ được lấy từ SEAlang Projects.[7]

Một số từ cùng gốc trong ngữ chi Việt
Ngôn ngữ
nguyên thủy
(Proto-Vietic)
Tiếng ViệtTiếng Mường
[GC 1]
Tiếng RụcTiếng ThavưngTiếng Thổ
(Cuối Chăm)
*b-ləːjtrờiblời/tlờipləːj²-bləːj¹
*ɓaːlʔmáibảlɓaːl³-maːj³
*k-ceːtchếtchítkəciːt⁷cəːt⁷ceːt⁷
*ɗam(số) nămđăm/đằmdam¹dam¹dam¹
*ʔiːtítítʔit⁷ʔiːt⁷ʔiːt⁷
*k-lɔːŋ(bên) trongtlongklɔːŋ¹kʰəlɔːŋ¹/lɔːŋ¹klɒːŋ¹
*kʰɔːjʔ/*k-hɔːjʔkhóikhỏikəhɔːj³kəhɔːj³kʰɒːj³
*kuːs/guːscủicúikuːrʰ¹kuːjʰ¹kuːl⁶
*m-laɲnhanh/
lanh
nhanh/
lanh
laɲ¹-læŋ¹
*muːsmũimũimuːlʰ¹muːjʰ¹muːl⁶
*-naŋʔnặngnẵngnaŋ⁶nâ̰ŋnaŋ³
*p-leːʔtrái [quả]plải/tlảipəliː³pʰaləː³pleː³
*poːŋbôngpông-poːŋ¹pɔːŋ¹
*pʰaːpha (trộn)phapʰaː¹-pʰaː¹
*tʰəhthởthớ/sớ-tʰəː⁵
*tɔhđỏtɔh¹tɔh¹-
*tiːđiđi/titiː²tiː²tiː²
  • Thanh điệu trong tiếng Việt bắt nguồn từ các âm vị ở cuối từ trong ngôn ngữ tổ tiên chung của ngữ chi Việt. Thanh sắc và nặng của tiếng Việt xuất hiện ở những từ có âm tắc /*-p *-t *-c *-k *-ʔ/ cuối từ, thanh hỏi và ngã bắt nguồn từ âm /*-h/ và /*-s/, còn thanh ngang và huyền từ các trường hợp còn lại.
  • Các cụm phụ âm đầu *k-l, *b-l và *p-l được lưu giữ ở nhiều ngôn ngữ (thường kèm theo việc âm tiết hóa phụ âm đầu với nguyên âm chèn thêm). *k-l trở thành /ʈʂ~ʈ/ (viết là [tr]) trong tiếng Việt. *b-l và *p-l cũng trở thành [tr] trong mọi phương ngữ Nam Bộ, nhưng lại thường trở thành /z/ (viết là [gi]) trong các phương ngữ Bắc Bộ (so sánh giời và trời, gio và tro, giầu và trầu, giai và trai). *k-l, *b-l và *p-l phát triển thành /tl/ trong tiếng Mường (nhưng có phương ngữ mà cả ba đều giữ nguyên, hay *b-l và *p-l hợp nhất).
  • Hai âm bật hơi *pʰ và *kʰ được xát hóa thành lần lượt /f/ [ph] và /x/ [kh] ở những phương ngữ Bắc Bộ, nhưng được lưu giữ tương đối hoàn chỉnh các phương ngữ Trung Bộ, một số phương ngữ Nam Bộ và trong các ngôn ngữ khác.